Hình ảnh mái chùa xưa

655

Mái Chùa xưa – nơi tâm hồn của văn hóa tín ngưỡng dân gian đọng lại, vốn khắc ghi nhiều ký ức sâu đậm trong trái tim con người với xứ sở, quê hương… Từ trong di sản hơn 4.000 năm văn hiến của dân tộc Việt, mái Chùa là một nét văn hóa tâm linh cao quý không bao giờ có thể mai một, dù năm tháng trôi qua, dù đi xa hay gần…


Xin giới một số hình ảnh quý báu còn lưu lại:
Chùa Báo Ân ở Hà Nội cuối thế kỷ 19. Tồn tại từ năm 1842-1888, đây là một ngôi chùa yểu mệnh, nằm ở vị trí ngày nay là Bưu điện Hà Nội bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Dấu tích duy nhất còn sót lại đến ngày nay của chùa Báo Ân là tháp Hòa Phong. 


 

Chùa Một Cột ở Hà Nội năm 1898 Có lịch sử hình thành từ thời nhà Lý, chùa còn có tên khác là Diên Hựu tự hoặc Liên Hoa Đài, là một ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất Việt Nam. 

                                    Chùa Thiên Mụ ở Huế đầu thế kỷ 20.
Chính thức khởi lập năm 1601, đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong, được coi là một biểu tượng của Cố đô Huế. Công trình nổi bật của chùa là tháp Phước Duyên. 

Chùa Cầu ở Hội An năm 1918. Đây là cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Giữa cầu có một gian thờ Bắc Đế Trấn Võ nền cầu được gọi là Chùa Cầu. 

Chùa Bà Thiên Hậu ở chợ Lớn khoảng một thế kỷ trước. Chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán, là một trong những nơi thờ tự cổ nhất và có kiến trúc đẹp nhất của người Hoa ở đất Sài Gòn – Chợ Lớn.

Chùa Khải Tường ở Sài Gòn năm 1866. Chùa Khải Tường là một trong những ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở Sài Gòn, cũng được biết đến như nơi sinh của vua Minh Mạng. Chùa đã bị phá hủy dưới thời Pháp thuộc, vị trí ngày nay là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn năm 1904. Chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một nhà tu hành người Quảng Đông, Trung Quốc sáng lập. Ngày nay chùa Ngọc Hoàng là một trong những ngôi chùa đông khách ghé thăm nhất TP. Hồ Chí Minh

PHƯƠNG HOA